Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Thuốc chữa rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ là hoạt động kéo dài của cơ thể nhằm cân bằng trở lại các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, đặc trưng là dao động nhịp ngày - đêm, đảm bảo cho hoạt động của đại não trong trạng thái thức tỉnh.

 


 


 


Giấc ngủ là sự điều hòa lặp đi, lặp lại của một quá trình sinh lý bình thường. Ngủ phối hợp với các thay đổi về sinh lý như: hô hấp, tim mạch, thân nhiệt, điều tiết hormon...




Mất ngủ tiên phát

 

Bình thường người ta ngủ 6 - 7 giờ/đêm, nếu ngủ nhiều cũng chỉ 9 - 10 giờ/đêm. Mất ngủ là triệu chứng hay gặp trong các bệnh tâm thần như trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt... Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề cập về mất ngủ tiên phát (không có căn nguyên gì).

 

Triệu chứng

 

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng. Ngoài ra, mất ngủ còn dẫn đến mệt mỏi, lo âu, chán ăn, giảm khả năng lao động, học tập, sút cân, giảm thân nhiệt và có thể dẫn đến tử vong. Người bệnh thường phàn nàn khó vào giấc ngủ (mất ngủ đầu giấc), khó giữ giấc ngủ, hay tỉnh giấc giữa chừng (mất ngủ giữa giấc) hoặc hay dậy sớm và không sao ngủ lại được nữa (mất ngủ cuối giấc). Mất ngủ tiên phát kéo dài ít nhất 1 tháng và kéo dài trung bình 12 tháng. Có nhiều trường hợp mất ngủ tiên phát kéo dài hàng chục năm.

 

Mất ngủ tiên phát xảy ra độc lập, không liên quan đến bất kỳ một rối loạn cơ thể hoặc tâm thần nào khác. Bệnh nhân tăng hoạt động vào ban đêm, rất ít ngủ và vui vẻ. Ban ngày thì họ lại luôn có cảm giác mệt mỏi, u sầu quá mức.

 

Mất ngủ tiên phát hay gặp ở người cao tuổi và phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới. Người trẻ tuổi thường hay mất ngủ đầu giấc, trong khi người cao tuổi và trung niên thường hay mất ngủ cuối giấc (dậy sớm) và mất ngủ giữa giấc.

 

Theo Hội tâm thần học Mỹ, trong 1 năm có đến 30 - 40% số người than phiền mất ngủ và khoảng 15 - 25% số người có mất ngủ tiên phát mạn tính.

 

Hầu hết các trường hợp mất ngủ tiên phát xuất hiện đột ngột sau chấn thương tâm lý. Nhưng khi các yếu tố chấn thương đã được giải quyết thì mất ngủ vẫn không hết. Mất ngủ tiên phát hay bắt đầu ở tuổi thành niên (thanh niên hoặc trung niên). Bệnh thường kéo dài vài tháng đến vài năm, cũng có trường hợp kéo dài hàng chục năm.

 

Điều trị

 

Trước đây, mất ngủ tiên phát thường được điều trị bằng các thuốc nhóm benzodiazepin. Khi sử dụng benzodiazepin kéo dài sẽ gây ra quên, đặc biệt là các thuốc này có thời gian bán hủy dài. Triệu chứng quên sẽ trầm trọng thêm khi phối hợp với uống rượu. Ở các bệnh nhân cao tuổi, thuốc có thể gây giãn cơ và gây ngã. Nhìn chung các thuốc nhóm benzodiazepin đều có thể gây phụ thuộc thuốc vì thế ngày nay người ta ít dùng.

 

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và đa vòng có tác dụng an dịu mạnh. Các thuốc này có hiệu quả điều trị mất ngủ tiên phát tốt, có thể dùng lâu dài, thời gian điều trị tối thiểu 18 tháng, có nhiều trường hợp phải dùng thuốc nhiều năm. Thuốc có nhiều tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, mệt mỏi... vì thế phải tăng liều thuốc từ từ (đặc biệt là amitriptylin). Thuốc gây an dịu nên cần chú ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc. Thuốc gây ăn ngon và tăng cân nên không dùng cho người thừa cân, béo phì.

 

Khi dùng amitriptylin phải tăng liều từ từ, tuần đầu mỗi tối 1 viên; tuần 2 sáng 1 viên, tối 1 viên, tuần 3 sáng 1 viên, tối 2 viên; từ tuần 4 trở đi sáng 2 viên, tối 2 viên.

 

Dùng mirtazapin mỗi tối 1/2 đến 1 viên (không cần tăng liều từ từ ).

Thuốc an thần có tác dụng an dịu olanzapin mỗi tối 1/2 viên. Nếu bệnh nhân béo thì không nên dùng olanzapin.

 

Ngủ nhiều tiên phát

 

Ngủ nhiều gặp trong bệnh trầm cảm (không có yếu tố đặc trưng), trong hội chứng cai amphetamin... Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề cập tới bệnh ngủ nhiều tiên phát (không có căn nguyên).

 

Lâm sàng

 

Ngủ nhiều tiên phát được chẩn đoán khi không tìm ra căn nguyên gây ra ngủ nhiều và kéo dài tối thiểu 1 tháng. Đặc điểm nổi bật là ngủ nhiều diễn ra hầu như hằng ngày. Ngủ quá nhiều gây ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội, nghề nghiệp và các chức năng khác. Không ngủ nhiều được diễn ra trong phạm vi tiến triển của một bệnh tâm thần khác, không phải là hậu quả của một bệnh thực thể hoặc do một chất nào đó. Bệnh nhân thường ngủ từ 8 - 12 giờ mỗi ngày và khó thức dậy vào buổi sáng. Chất lượng giấc ngủ ban đêm bình thường. Bệnh nhân thường than phiền khó tập trung chú ý và hay đãng trí. Theo Hội Tâm thần học Mỹ, tỷ lệ người ngủ nhiều tiên phát là 0,5 - 5% dân số. Ngủ nhiều thường bắt đầu ở tuổi 15 - 30 và tiến triển trong nhiều tuần, nhiều tháng, hầu hết tiến triển mạn tính nếu không được điều trị.

 

Điều trị

 

Dùng thuốc kích thích vào buổi sáng như amphetamin. Nhưng hiện nay thuốc này bị cấm vì bị coi là ma túy. Có thể khuyên bệnh nhân uống nước chè, cà phê để hạn chế cảm giác buồn ngủ. Có thể thay bằng thuốc chống trầm cảm loại ức chế chọn lọc thụ cảm thể serotonin (SSRI) như fluoxetin, sertralin..., tuy nhiên hiệu quả của thuốc không cao.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Cần thận trọng khi sử dụng canxi (13-01-2014)
    Nhu cầu vitamin của cơ thể con người (08-01-2014)
    Bệnh cơ tim giãn và nguy cơ đột tử (30-12-2013)
    Tập thể dục đúng cách để phòng chấn thương (28-12-2013)
    Viêm phế quản mạn - Dùng thuốc gì? (26-12-2013)
    Trước phẫu thuật, ăn thế nào? (23-12-2013)
    Vitamin tổng hợp chỉ là thứ vô bổ (19-12-2013)
    Dùng thuốc phòng huyết khối, nghẽn mạch như thế nào? (18-12-2013)
    Thuốc trị viêm trực tràng (12-12-2013)
    9 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc giảm đau (09-12-2013)
    Vitamin B12 và sức khỏe (05-12-2013)
    Ðau thần kinh tọa và cột sống thắt lưng (05-12-2013)
    Làm sao ngừa biến chứng do tiểu đường? (02-12-2013)
    Bổ sung vitamin thế nào để không bị bệnh? (02-12-2013)
    Những sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt (29-11-2013)
    Thuốc và những tương tác nguy hiểm (28-11-2013)
    Bệnh tắc nghẽn mạn tính động mạch chi dưới (25-11-2013)
    Các nhà khoa học khám phá bí ẩn lớn nhất của HIV (23-11-2013)
    Lợi ích chữa bệnh tuyệt vời khi ăn nho (21-11-2013)
    Cơn đau đầu nào gây nguy hiểm? (19-11-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153087439.